Tôi về Test vào mùa hạ, đầu năm một chính hai mươi ba, sau hơn bốn mươi năm lưu lạc, nhờ ơn đảng và nhà nước. Tôi cuối cùng cũng được quay về cái nơi chôn nhau cắt rốn này. Bước ra khỏi xe bus, thứ đập vào mặt tôi đầu tiên, đó chính là cái nóng hừng hực như lửa. Nàng cứ như người thương năm ấy, vừa gặp đã ôm chầm lấy nhau. Hừng những cái ấm áp, rồi dần chuyển sang oi ả.
Cảm giác cứ như, tôi có một chuyến đi xa trên xe của mình, đến bờ biển phía tây xứ Manchappan, vừa chạm chân xuống bãi các thì cái nóng ấy đã vội ập vào, như thể một làn sóng vô hình. Thế nhưng cái nóng ở đó không như ở đây, nơi tôi từng sống và từng hòa mình cùng nó.
Phía trước mắt tôi, là những tòa nhà trắng xóa, lúc cao lúc thấp, vuông vắn và ngay ngắn một hàng. Phía dưới là những con đường độc một màu xanh dương, trùng với màu trời xanh thẫm, trải dài tít mù đến xa xa không biết đến nơi nào. Phía lòng đường, là hàng trăm xe cộ các loại. Từ xe máy, xe đạp, đến cả ô tô, xe tải.
Khung cảnh ấy thật hỗn loạn, mọi thứ chạy trên đường, không theo một quy luật nào cả. Điều đó làm tôi hoa cả mắt, đến nổi hết biết trời trăng gì. Thế nhưng thứ duy nhất mà tôi biết đó chính là những con người kia, vẫn sẽ tìm được đường để đến nơi mà họ cần đến. Cũng phải thôi, một dân tộc bị đô hộ ngàn năm, vẫn tìm được độc lập đấy thôi, thì cái hỗn loạn này cũng chỉ là chuyện nhỏ.
Chính vì họ duy chuyển quá nỗi bình thản, nên tôi không thể nào dám băng qua con đường đấy. Vì lẽ đó tôi đành phải lặng lội men theo vỉa hè đầy bóng cây, để tiến đến điểm mình cần đến.
Trên những cành cây, những tia nắng vàng tươi, chiếu xuống chân tôi, tạo thành những cột sáng mờ ảo như đang mời gọi được chạm vào. Song song tầm mắt tôi, trên con đường tràn đầy bóng mát này. Có một hàng dài những người già, đang ngồi trên những miếng bạc chất đầy những món đồ quân dụng ngày xưa. Có vẻ như họ là những thương nhân đồ cổ nhỉ ?
Nhưng họ ở từng tuổi này vẫn phải lao động sao ? tại sao chứ ? chính phủ không cấp tiền trợ cấp cho họ sao ?
Hàng dài các câu hỏi cứ quây quanh đầu tôi. Thấy chuyện bất bình, tôi mới bước từng bước lớn, tiến lại gần chỗ một cụ già ngồi cạnh một góc cây. “Thưa bà, bộ Cộng Sản không cấp tiền cho bà sao ? Mà bà phải ra đây để bán những duy vật này.” Tôi vừa nói vừa nhìn bà lão, lúc này đang đầy vẻ khó hiểu.
“Cộng Sản nào cơ ?”
Bà ta đáp lời với vẻ điềm nhiên, vẻ mặt có chút bối rối đôi phần. Nhưng rồi như nhận ra điều gì đó, cụ cười lớn rồi bảo.
“Nhà nước có cấp cho tôi nhà với tiền rồi đấy thôi, khổ nỗi tôi lại không tích ngồi yên một chỗ thôi ấy mà.”
Theo lời cụ, thì nhà cụ thuộc dạng hộ nghèo, mới được chính quyền cấp cho nhà mới, mỗi tháng còn có tiền trợ cấp. Thế nhưng những con người yêu nghề này vẫn muốn tiếp tục với cái duyên của mình, mà mưu sinh kiếm thêm rau, thêm cá. Cụ cũng chỉ cho tôi, hoàn cảnh của những người bên cạnh. Người thì nghèo khó, không con không cháu, nên mới đi mưu sinh cho vơi sự trống trải trong lòng. Cũng có người vì thật sự không có tiền nên mới mưu sinh như này.
“Cậu cũng đừng quá lên. Trên trần thế này, có người giàu kẻ nghèo, tất cũng có nguyên nhân của nó. Nhà nước nào cũng vậy thôi, đâu ai cũng giúp được, đâu ai cũng giúp hết.”
Cụ già đấy cũng nhìn tôi, vẻ nhếch lên một nụ cười khó nhọc. “Ở Unis of d'Amérit cũng vậy thôi cậu Cam à.” Tôi giật mình có chút lo sợ lùi lại. Tôi nhớ rõ, rằng mình đã ăn mặt vô cùng giản dị, không hoa hòe phô vẻ, thế sao cụ ta lại biết tôi là người từ d'Amérit về. Không lẽ bà ta là gián điệp của Cộng Sản cài vào giữa lòng dân, như bao bài báo tôi đã từng đọc sứ hải ngoại.
Thấy từng thớ cơ mặt cứ căng như dây đàn của tôi, bà cụ cũng chỉ biết thở dài, đặt tay lên chiếc hộp đạn mười hai ly bảy rỗng vẫn còn nguyên màu sơn. Tay bà miết từng góc từng góc, giọng có phần dịu thanh lại, không còn khô khốc khó chịu như ban đầu.
“Ừ thì. Ở đây người ta không gọi ai là Cộng Sản cả cậu à.”
Cụ bảo, đã là dân tộc này thì dù là ai đi nữa. Dù là tư bản, hay Cộng Sản. Miễn sống trên đất này, biết yêu thương nhau, biết giúp đỡ nhau. Và cuối cùng, khi có hiểm nguy biết đoàn kết lại mà không bỏ mặc ai. Thì đó vẫn sẽ là con dân sứ Test này.
Tôi đôi lúc nhận ra mình có chút sai lầm, khi không lại nghi kỵ một cụ già. Áy náy trong lòng, tôi lấy từ trong túi ra hai tờ mười đô, dúi hết vào đôi tay nhỏ bé của bà lão, rồi rời đi.
Dọc con đường, trong những quán ăn đông đúc người ngồi. Cảnh người qua lại, nói chuyện bên trong . Trong họ không giống gì là đang bị hạn chế ngôn luận cả. Bỗng không biết từ khi nào, từ phía xa nơi hàng cây cao xanh mướt, chỗ cuối đường có một buổi tiệc lớn đang diễn ra. Âm thanh từ dàn loa lớn đến mức, làm cho tôi đứng cách đấy mấy đoạn xa không thấy, cũng phải rung người vì sóng âm dồn dập ập đến.
Tiện tay tôi bắt lấy một cậu chàng đi bên cạnh, hỏi dò.
“Này phía cuối đường là đám của ông quan nào à ?”
Cậu chàng với chiếc áo thun trắng, vẽ người mệt mỏi, đáp lại tôi với tông giọng khó chịu.
“Đám cưới của thằng Thông, con ông Bá bán thịt heo ở bên chợ đấy.”
HẢ! từ khi nào mà một tay bán thịt, lại có một cái đám cưới linh đình cho con trai lão. Thật lạ. Để biết thì một hôn lễ bên kia, cũng chỉ mời vài người rồi nhờ cha tại nhà thờ chứng cho cặp đôi thôi. Cớ sao ở đây lại là một buổi tiệc như thể mấy đời cộng lại thế kia. Theo lẽ thường, đáng ra người dân không được hát hò như thế phải không. Có vẻ như những bài báo hải ngoại lại không đáng tin rồi nhỉ ? Phải chăng chính quyền chưa hay tin ? Tôi không hiểu, nên cũng chỉ lắc đầu rời đi.
Được nữa đường, thì đầu tôi lại ù ù đau nhức. Không biết vì cái nắng nóng hay là gì, có chăng là cái dàn loa lúc nãy. Đã làm cho cơn đau từ vết thương năm xưa tái phát, khiến tôi hoa hết mắt lảo đảo, phải tựa cả tay vào tường để đỡ cả thân người. Tầm nhìn dần được tô một màu đỏ lừng như có máu trong đấy. Hiện tại thì tôi cần đến bệnh viện mua thuốc, có vẻ như cơn đau đầu này sẽ không tự hết được rồi.
Và không biết vì điều gì. Mà thứ tôi đang tựa vào là cổng một Bệnh viện lớn. Cánh cổng làm bằng đá cẩm thạch to lớn, đứng trước mắt tôi cứ như thể một vị thần to lớn. Mặc đó là gì, tôi ôm đầu của mình chạy vào bệnh viện mua thuốc. Đến trước quầy thu ngân, tôi vừa ôm đầu vừa cố vẽ một nụ cười khó nhọc. Cố giải thích cho cô y tá ở đó về vấn đề của mình đang gặp phải.
“À anh đi ra quầy bên kia lấy thuốc nhé, anh có bảo hiểm không để tôi thanh cho anh ?”
“Ờ không cần đâu tôi có tiền.”
Mặc lời cô y tá nói, tôi cũng chỉ biết ậm ừ cho dù sau thì tiền bảo hiểm cũng thanh chả được bao nhiêu, nhưng lại có một thứ khó chịu thêm một lần nữa vả thẳng vào mặt tôi. Cô y tá đó nắm lấy tay tôi, khuôn mặt có chút lo lắng. “Này ông chú, chú về lấy bảo hiểm đi mua, đâu có tốn tiền thuốc. Bảo hiểm thanh hết rồi !” Nhìn cô gái với đôi mắt đầy nỗi lòng, như thể đang thương cảm cho một ông lão vô gia cư.
Mà khoang. “Bảo hiểm ở đây thanh hết tiền thuốc sao ?” Tôi với hàng loạt câu hỏi vì sao, lại tiếp tục ngập tiếp trong vô vàn câu hỏi mới tràn vào đầu.
“Ờ ông chú ơi, về đem bảo hiểm vào đi mua thuốc không tốn tiền.”
Cô y tá vẫy tay chỉ về phía một phòng nhỏ, có vẻ nó dùng để phát thuốc. Dù được cô bé bảo về lấy bảo hiểm, thế nhưng tôi cũng không cần lấm, dù ít dù nhiều tôi cũng đã chuẩn bị tinh thần và tiền của, cho các dịch vụ y tế của mình trong chuyến đi này rồi.
Bước ra bên ngoài phía hành lang đối diện cổng vào, có một quầy nhỏ, ẩn bên trong đó là một căn phòng cấp thuốc. Tôi nhanh tay đến chỗ cậu bác sĩ mặc chiếc áo blouse trắng, với điệu bộ trong như đang thiếu ngủ. Nhưng khi thấy tôi thì anh ta lại tỉnh người mà chào hỏi.
Tôi cũng thuần thục mà đưa cho cậu ta một tờ giấy ghi đơn thuốc. Lòng thì thầm cầu mong cho những thứ thuốc đó có tại đây đi, vì cơ thể của tôi cũng đã quá giới hạn để phải đi thêm nữa rồi.
Cậu ta cũng chỉ nhìn vào đơn thuốc rồi quay đi, một lúc sau thì cậu bác sĩ đó bước ra ngoài đưa cho tôi một bọc nhỏ. “Nhớ ăn rồi hãy uống nha bác.” Cậu ta đặt bọc thuốc lên tay tôi rồi dặn thêm một số điều.
Tôi cũng ập ừ nhỏ từng giọng thấp, hỏi cậu ta về tiền thuốc nếu không có bảo hiểm thì sẽ như thế nào. Cậu chàng cũng chỉ thản nhiên đút tay vào túi áo nói với giọng nhẹ tênh.
“Của bác hai lần hết bốn mươi nghìn nhé.”
Quanh tôi cũng chỉ còn lại tiếng lốp xe va chạm với mặt đường nhựa, cứ như tiếng cào nhẹ của chiếc lược tre trên lọn tóc ngày nào. Thế giới quang mà tôi đã dày công xây dựng, không cần một trận đánh hào hùng nào, cũng đã tự động sụp đổ.
Trên con đường quê đã thưa dần bóng xe, từ sáng đến giờ cũng chỉ có hơn bốn tiếng dài. Thế nhưng hành trình này cũng đã đập tang cái ảo mộng gần bốn mươi năm của tôi. Rời xa trung tâm dần, trời cũng ngả tối, thứ ánh sáng lẻ loi vẫn còn đi theo tôi hiện tại cũng chỉ có ánh trăng và những ngọn đèn đường cao vút. Chung quanh những ngôi nhà cũng dần sáng lên một màu vàng nhạt của ánh điện. Thật không thể tin đây là một con đường quê đấy.
Lúc này trời cũng đã tối hẳn, và thật may là tôi cũng đã đến được nơi cần đến đúng lúc. Đặt chân bước gần đến cánh cổng, phía trên có để cao một dòng chữ. Nghĩa trang Bình An. Từ phía trong có một ông chú trung niên trạc năm mươi, cầm đèn chạy ra chỗ tôi đứng. Ánh đèn pin soi sáng một vùng rộng, thế như nó cũng chỉ là nét tô thêm sáng, khi mà không gian xung quanh cũng đã ngập trong sắc vàng cam của đèn đường cả rồi.
“Này cậu kia, giờ này đến đây làm gì ?”
Có lẽ ông ta là bảo vệ ở cái nghĩa trang này. Không biết vì sao nhưng lòng tôi lại có phần dịu đi khi thấy nơi đây lại có cả người trông.
Tôi quay sang nhìn ông ta. Một ông chú bụng to đùng, mặt một chiếc áo ba lỗ trắng, trên mặt cũng đã có vài vết hằn của thời gian, thế nhưng tôi lại thấy lão còn khỏe hơn tôi nữa kìa.
“Tôi đến đây để viếng người quen cũ, không biết là ?"
“Thôi giờ này ai viếng nữa, về đi.” Lão khuơ tay tỏ ý không muốn tiếp. Tôi cũng phải mất thêm vài phút để giải thích tình hình cho lão ta nghe, thế nhưng câu trả lời cũng chỉ là không được và hãy quay lại vào sáng mai.
Hết cách tôi cũng chỉ lặng lẽ quay về trong tiếc nuối. À khoan giờ đi đâu để ngủ ?
0 Bình luận