Nhắc đến giờ giảng ở đại học, chắc hẳn các bạn đều hình dung ra viễn cảnh một giảng đường tuy rộng lớn, ấy lại lơ thơ ngồi được mấy mống người trông chẳng ăn nhập gì với quy mô của nó, đúng không?
Tất nhiên, cũng có lúc giảng đường đông nghịt, nhưng ít ra thì mọi người hoặc ngồi một mình, hoặc ngồi cùng nhóm bạn thân, rồi tự lắng nghe bài giảng và ghi chép theo cách của mình.
Ý tôi muốn nói là, không giống như ở cấp ba với những hoạt động kiểu “Nào, các em hãy thảo luận với bạn bên cạnh” hay là “Cả lớp chia ra thành nhóm 4 người” thế nọ thế kia. Tôi đoán hầu hết trong chúng ta đều trộm nghĩ mấy thứ như thế có lẽ không còn nữa.
Tôi cũng đã nghĩ vậy, cho đến khi bước vào đại học. Những tưởng cứ tự ý chọn một chỗ ngồi và ghi chép những gì cần thiết, những tưởng chỉ cần ngồi nghe và nghe thế thôi.
Song thực tế lại khác hẳn.
“Rồi, bây giờ các cô cậu thảo luận với người ngồi gần về vấn đề này, rồi ghi lại ý kiến lên thẻ điểm danh. Cái này sẽ tính vào điểm chuyên cần, ai không ghi gì sẽ không có điểm!”
mUốN cHơI hAy NgHỉ ĐâY?
Tôi cứ ngỡ đâu đã thoát khỏi cái cảnh khổ đày nhất thời cấp ba rồi đấy…! Hồi còn cấp hai, cấp ba, bọn con trai chỉ thấy tôi là đã ngán ngẩm, chẳng buồn nhìn mặt, còn đám con gái thì sợ xanh mắt mèo, cố gắng bắt chuyện với tôi trong run rẩy. Tưởng đâu những khúc nhôi đau lòng thuở ấy, tôi đã thoát li được rồi cơ!
Nay khi đã lên năm ba đại học, tôi vẫn chưa được giải phóng.
Mỗi năm, môn học nào cũng có một buổi giảng thế này, cứ như quả mìn chôn dưới đất vậy. Và đương nhiên là với cái kiểu đăng ký học hết các môn, thì thời khắc ấy chỉ càng rút ngắn lại trên con đường đã định mà tôi phải bước qua.
Và giờ đã là lúc quả mìn chôn dưới đất ấy phát nổ.
“Rồi, cả lớp hãy thảo luận cùng với người ngồi gần, rồi ghi lại ý kiến lên thẻ điểm danh.”
“Đây, nó đây… thứ bài tập điểm danh truy sát sói cô độc là đây.”
“Trước nay, những lúc thế này Kento thường hay làm gì?”
“Thì cúi đầu xuống vờ bấm điện thoại, hoặc len lén ra khỏi lớp, đợi gần hết giờ rồi quay lại thôi.”
“Ừm, cách đối phó chân thực đến phát tởm.”
“Thế hay là để tôi kể chuyện một toán nữ sinh gần đó nhìn tôi bằng ánh mắt thương cảm mà hỏi: ‘Nhập bọn với tụi mình nha?’ cho cô nghe nhé?”
“Thôi, đừng kể nữa. Nghe thôi tớ cũng thấy khó chịu thay rồi.”
Dù có bị nói là “chân thực đến phát tởm” thì tôi cũng chẳng biết làm sao được. Sở dĩ cái đời tôi lên tận cấp ba vẫn cứ khốn nạn là thế, vậy nên trên nền chủ nghĩa nước chảy bèo trôi, riêng chuyện đấu đá là tôi dày công lẩn tránh; để rồi không biết tự khi nào, cả những việc tưởng chừng như chẳng có gì là khổ sở với mọi người, bằng cách nào đó cũng trở thành một thử thách tôi phải phấn đấu mới vượt được qua. Lạ thật đấy.
Thường thì trong những buổi thế này, giáo viên sẽ đi thị sát quanh lớp xem mọi người có thực sự đang thảo luận hay không. Và khổ nhất cái cảnh hễ để phát hiện ra đang không làm gì, là sẽ bị ép ghép sang một nhóm khác. Khi ấy, cái không khí như ngồi đống lửa của nhóm gần đó khi hay tin sẽ phải ghép với tôi, là cực hình hơn hết thảy. Lúc này tôi chỉ muốn xin lỗi từ tận đáy lòng vì đã có mặt tại đấy mà thôi.
Dù vậy, một khi đã phải tham gia học chung với ai đó là tôi không bao giờ chủ động làm một cái gì luôn.
Nhìn quanh, ai nấy đều trông rất hào hứng chuyện trò. Bài tập yêu cầu phải viết gì, thì cũng gần như đã có sẵn câu trả lời. Không cần phải thảo luận nghiêm túc về chủ đề mà thầy cô đưa ra, chỉ cần nhìn mặt nhau nói chuyện là đủ.
Nói đơn giản là không làm đúng yêu cầu của giáo viên cũng chẳng sao cả. Chỉ cần ra vẻ đang nói chuyện là được. Dù các bạn có nghiêm túc suy nghĩ về cái gì đi nữa, mà nếu không nói chuyện thì cũng bị dán cái mác “không đạt” mà thôi.
“Tại sao sống một mình lại là cái thứ làm con người ta bức bối thế này…”
“Người cứ sống một mình, không chịu thấu hiểu người khác, sẽ phải nhận cái kết không dung thứ của xã hội chứ còn sao nữa.”
Cô nàng nói ráo hoảnh, nhưng những lời ấy mang một sức nặng lạ kỳ.
“Trong mắt Kento các sinh viên khác trông thế nào? Trông có đang hào hứng lắm không?”
“Nhìn kiểu gì cũng thấy hào hứng.”
“Với Kento thì có vẻ là thế, nhưng thực tế thì không phải vậy. Mọi người trông hào hứng chẳng qua là vì đã lý giải được người khác theo một cách nào đó thôi, chứ chưa chắc đã thật sự thân nhau.”
“…….Hả?”
Tôi nghiêng đầu trước những lời đường đột và khó hiểu của Natsuki. Cô nàng này đang nói cái gì vậy? Sáng nay mới ăn nhầm cái gì à?
“Tớ thì không muốn tớ với Kento như thế đâu. Tớ muốn… thật sự được thân với cậu.”
“Ớ, à ừ… Tôi thấy cứ bình thường mà làm thân dần là được thôi mà.”
Lời nói của Natsuki có một sức nặng và quyết tâm khôn tả, làm tôi tuồng như đang hơi bị áp đảo, đành đồng ý với cô nàng.
Từ giọng điệu của Natsuki thì dường như trước đây, trong cái trò chơi bạn thân kiểu đãi bôi của đám con gái với nhau đã từng xảy ra chuyện gì rồi thì phải?
“Hứa đi. Thân là phải thân cho thật đấy.”
Cô nàng vừa nói, vừa đăm đắm nhìn, khiến một cảm giác lạ lẫm cứ lướng vướng lấy tôi. Cái cô nàng tí tởn, à uôm, chỉ được cái tốt mẽ khoe màu là giỏi kia, lại hé lộ ra một khía cạnh khác đến một vực một trời.
“Mà này, cái người không cho người ta ý kiến câu nào, cứ hứng lên là đòi tếch sang nhà chơi ấy, người kiểu đấy vẫn còn chưa được gọi là thân nữa à… ?”
Tôi nói xong thì Natsuki cũng đặt tay lên cằm mà lẩm nhẩm:
“Nói thế cũng phải.”
Nói đoạn, cô nàng liền trở về ngay cái vẻ nhởn nhơ thường khi, và bắt đầu trêu chọc, nhả nhớt tôi như mọi ngày.
Giảng viên đi qua, nom hai chúng tôi nói chuyện không nghiêm túc như thế, song cũng chẳng nói gì, lẳng lặng chuyển ánh nhìn đi sang nhóm khác.
7 Bình luận